Cách điều trị hạch ở cổ

Người bệnh bị nổi hạch ở cổ thường do nhiều nguyên nhân, đôi khi cũng chỉ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nó sẽ đi kèm với các triệu chứng như sưng to kèm với đau nhức, khó nuốt. Chính vì vậy, người bệnh cần biết được các cách điều trị hạch ở cổ để giúp cho cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh bình thường.

1. Hạch nổi ở cổ là tình trạng gì?

 

Hạch là một tổ chức Lympho hay còn gọi là liên võng nội mô, nó có thể nằm ở bất kì vị trí nào khác nhau trên cơ thể như bẹn, dưới da, cổ, … . Hạch thường chìm và khó có thể sờ được. Tuy nhiên, khi hạch hoạt động mạnh để chống lại một tác nhân có thể gây hại nào đó thì nó sẽ sưng to lên. Chỉ đến khi đó, mắt thường mới có thể nhìn thấy và sờ được.

Hạch có những loại gây đau và có cả những loại không gây đau. Đôi khi hạch xuất hiện mà không rõ nguyên nhân và sẽ biến mất sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, sẽ có những loại hạch xuất hiện là do dấu hiệu của bệnh lý khiến cho người bị lo lắng.

Hiện tượng hạch nổi ở cổ là khi vùng cổ xuất hiện các hạch, chúng ta có thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường, có hình tròn hoặc hình bầu dục. Khi sờ tay vào sẽ thấy chúng cứng cứng. Tuy nhiên, ở bên trong hạch có chứa dịch mà bằng mắt thường thì chúng ta không thể nhìn thấy được.

Hạch ở cổ thường xuất hiện ở người lớn từ 20-50 tuổi, thậm chí cũng có thể xuất hiện trẻ em. Theo thống kê, nữ giới thường có nguy cơ bị nổi hạch ở cổ cao hơn nam giới gấp 3 lần.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ

 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi hạch ở cổ, tùy thuộc vào vị trí thì bác sĩ sẽ có những kết luận nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau:

Hạch ở vùng đầu cổ là do:

  • Bị viêm amidan, viêm họng
  • Bị sâu răng
  • Bị viêm xoang
  • Bị viêm da đầu
  • Bị nhiệt miệng, viêm lợi, viêm tuyến nước bọt

Khi bị nổi hạch do những nguyên nhân này thường sẽ kèm với các triệu chứng như đau, sưng, kích thước hạch nhỏ như hạt đậu. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm nhiễm chấm dứt thì các hạch cũng sẽ biến mất.

Hạch ở vùng cổ là do:

  • Bệnh chồi xương
  • Bị u: u mỡ, u nang giáp móng, u bã

Người bệnh không cần lo lắng khi bị nổi hạch do u, vì chỉ có u lành tính mới bị nổi hạch. Tuy nhiên, để có được kết quả chắc chắn, người bệnh cần đi khám bác sĩ để có được kết luận chính xác nhất.

Hạch ở cổ do bệnh lao: người bị bệnh lao sẽ khiến vùng cổ xuất hiện nhiều hạch. Lao hạch là một trong những bệnh lý phổ biến, chúng thường dính với nhau thành chùm, sờ vào sẽ thấy nhưng không gây đau. Nguyên nhân có sự xuất hiện của lao hạch là do nhiễm khuẩn.

Do bệnh lý ác tính: khi bị nổi hạch ở cổ, rất có thể là do người bệnh đã mắc phải một số căn bệnh ác tính nào, điển hình là các bệnh ung thư như: ung thư thanh quản, ung thư vòm họng, ung thư họng, ung thư khoang miệng, … . Hạch xuất hiện do ung thư thường đơn lẻ, khi sờ vào có thể thấy chúng cứng hoặc mềm, kích thước của chúng sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.

Một số nguyên nhân khác:

  • Do tác dụng phụ của thuốc
  • Do tác dụng phụ sau khi tiêm các loại vaccine như vaccin quai bị, sởi, thường hàn, …
  • Bệnh lupus đỏ, viêm khớp, HIV/AIDS, …

3. Triệu chứng thường gặp khi nổi hạch ở cổ

 

Triệu chứng rõ ràng nhất và thường gặp nhất khi nổi hạch ở cổ là người bệnh có thể nhìn thấy cục thịt sưng lên ở vùng cổ của mình. Những cục thịt này có kích thước to bằng hạt đỗ, thậm chí có thể to bằng hạt ngô. Khi sờ tay vào có thể cảm nhận thấy chúng cứng hoặc mềm. Đôi khi những cục hạch này có thể di chuyển sang các vị trí khác.

Ngoài ra, từng loại hạch khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau:

  • Hạch do ung thư: kích thước to, rắn, không di động vì có tính tổ chức sâu. Hạch có thể đứng riêng lẻ hoặc cũng có thể dính vào nhau. Người bệnh khi bị hạch này thường có những triệu chứng kèm theo như: phù, sưng đau xung quanh vị trí hạch, đau dây thần kinh, chèn ép mạch máu.
  • Hạch do bệnh bạch cầu: kích thước to, mềm, đau, dễ di động. Nếu người bệnh mắc bệnh bạch cầu thể mạn tính thì hạch sẽ xuất hiện nhiều, bé và có tốc độ phát triển nhanh.
  • Hạch do Hodgkin: hạch rắn, dính vào da, không đau và không hóa mủ.

4. Cách điều trị hạch ở cổ

 

Khi người bệnh phát hiện ra nổi hạch ở cổ cần phải có các biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần bình tĩnh và đến các bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân của bệnh.

Thông thường, để loại bỏ các cục hạch nổi ở cổ, người bệnh có thể sẽ được dùng một số biện pháp phổ biến như dùng thuốc Tây y, Đông y và mẹo dân gian.

Điều trị hạch nổi ở cổ bằng thuốc Tây y

Người bệnh thường được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau. Đây là loại thuốc giúp giảm đau hiệu quả, giảm tình trạng sưng tấy. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Một số loại thuốc thuốc giảm đau thường được sử dụng như:

Thuốc Ibuprofen

  • Công dụng: giảm đau, hạ sốt, giúp loại bỏ hạch
  • Liều dùng: sử dụng liều 600 – 800mg/2 lần/ngày với người lớn và sử dụng liều 400mg/2 lần/ngày với trẻ em

Thuốc Acetaminophen:

  • Công dụng: giảm đau, hạ sốt
  • Liều dùng: sử dụng liều 6 viên/ 3 lần/ ngày với người lớn và 3 viên/3 lần/ ngày với trẻ em
  • ứa những hoạt chất có tác dụng làm giảm đau nhức, sưng tấy rất tốt. Vì thế, hãy lấy mật ong bôi lên vùng nổi hạch rồi dùng tay massage nhẹ nhàng.
  • Dùng sữa và nghệ: kết hợp hai chất này sẽ giúp làm giảm viêm. Người bệnh có thể pha bột nghệ cùng với sữa để uống hàng ngày.
  • Chữa bằng tỏi: vì trong tỏi có công dụng kháng khuẩn cao, nó sẽ giúp làm dịu đi các cơn đau của hạch bạch huyết. Người bệnh có thể dùng nước ép tỏi để bôi vào phần bị nổi hạch, sau đó massage nhẹ nhàng. Thực hiện vài lần/ngày để thấy được hiệu quả.

Cách điều trị nổi hạch ở cổ bằng Đông y

Với những người bị nổi hạch ở cổ thì có thể kết hợp các bài thuốc uống từ các loại thảo dược, sau đó kết hợp với chườm nóng và massage. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, người bệnh cần thật kiên trì để có thể đạt được hiệu quả.

Bài thuốc uống:

  • Chuẩn bị: 9g cam thảo, 12g cát canh, 30g cây bạc đầu
  • Cách thực hiện: người bệnh cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm, đồ nước và đun sôi. Sau đó dùng nước thuốc từ các loại thảo dược này để uống hàng ngày.

Bài thuốc chườm nóng: người bệnh dùng một chiếc khăn mềm, nhúng vào nước nóng, sau đó vắt kiệt. Tiến hành lấy khăn chườm lên chỗ nổi hạch. Kiên trì thực hiện vài lần một ngày để giúp làm giảm sưng đau hiệu quả.

Bài thuốc massage: người bệnh sử dụng ngón tay, massage nhẹ nhàng chỗ bị sưng, nên thực hiện nhẹ nhàng chuyển động theo vòng tròn.

Ngoài ra, còn phải kết hợp với một số biện pháp khác như:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 phút để giúp cơ thể khỏe mạnh
  • Thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, không thức quá khuya, không làm việc quá sức
  • Cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ để không bị mắc các bệnh liên quan đến răng miệng.
  • Cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ trong quá trình điều trị nổi hạch ở cổ.
  • Khuyến cáo nên tiêm vacxin cho trẻ nhỏ để phòng tránh bệnh lao hạch – một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nổi hạch ở cổ.
  • Khuyến khích thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để sớm phát hiện ra bệnh.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm được kiến thức về hiện tượng nổi hạch ở cổ và tìm ra được cho mình cách điều trị hạch ở cổ phù hợp nhất với tình trạng hiện tại của bản thân. Để từ đó giúp cho bệnh tình được thuyên giảm và sớm trở lại trạng thái khỏe mạnh tốt nhất.